Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy【BLHS năm 2015 và Sửa đổi, bổ sung 2017】

Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Có số lượng262 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới263;

g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(trích BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
PHẦN BÌNH LUẬN & PHÂN TÍCH :

DẤU HIỆU PHÁP LÝ :

Điểm mới của điều luật: 

- Tên điều luật có sự thay đổi. Tại Điều 254 có bổ sung chữ “hoặc” giữa cụm từ “vận chuyển”“mua bán”, bỏ chữ “các” giữa cụm từ “mua bán” và “phương tiện” của tên tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1999. 

- Các hành vi vi phạm chỉ bị coi là hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm này nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

     + Người thực hiện hành vi vi phạm mà trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trong Điều luật hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 

     + Có từ 06 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trở lên. Trường hợp người thực hiện một trong các hành vi được nêu trong điều luật này nhưng có số lượng dưới 06 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trở lên và trước đó người thực hiện hành vi vi phạm chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trong Điều luật hoặc chưa bị kết án về tội này thì không cấu thành tội phạm, người vi phạm chỉ có thể bị xử lý hành chính. 

- Quy định cụ thể số lượng dụng cụ dùng làm căn cứ để định khung hình phạt tại các khoản của điều luật. 

- Bổ sung 01 tình tiết định khung tại điểm g khoản 2 “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội”. 

- Tại Điều 254 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 2 khung hình phạt chính: 

     + Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 06 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1. 

     + Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm h khoản 2. 

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật Gia Vlog - Kiettan Nguyen-tổng hợp & phân tích
VIDEO :
(đang cập nhật)
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
  1. Nghị định 19/2018/NĐ-CP Quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015   Bộ Tư pháp 02/02/2018  02/02/2018  NĐ.1
  2. Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chấtBan hành:25/08/2022
    • Nghị định 90/2024/NĐ-CP sửa đổi danh mục chất ma túy và tiền chất theo Nghị định 57/2022/NĐ-CPBan hành:17/07/2024
VĂN BẢN LIÊN QUAN :
(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét