Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
1.257 Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;
c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.
2.258 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa Cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3.259 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam;
b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.
4.260 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên;
b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.
5.261 Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
DẤU HIỆU PHÁP LÝ :
Điểm mới của điều luật:
- Người thực hiện hành vi vi phạm
mà trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam, tiền chất ở thể lỏng có thể tích
từ 75 mililít trở lên. Trường hợp người thực hiện một trong các hành vi được
nêu trong điều luật này nhưng có số lượng tiền chất dưới 50 gam đối với tiền chất
ở thể rắn hoặc dưới 75 mililít đối với tiền chất ở thể lỏng trở lên và trước đó
người thực hiện hành vi vi phạm chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này hoặc chưa bị kết án về tội này thì không cấu
thành tội phạm, người vi phạm chỉ có thể bị xử lý hành chính.
- Bổ sung tiền chất
ở thể lỏng là đối tượng tác động của tội phạm ở các khung hình với định lượng cụ
thể.
- Bổ sung khoản 5 quy định về quy đổi số lượng tiền chất ở các thể khác
nhau để đưa về cùng đơn vị đo làm căn cứ tính tổng số lượng tiền chất làm căn cứ
để truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hình phạt quy định tại Điều 253 bao gồm 4
khung hình phạt chính:
+ Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm, áp dụng đối với
người phạm tội có một trong các tình tiết thuộc khoản 1.
+ Khung 2: phạt tù từ
06 năm đến 13 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết
tăng nặng thuộc khoản 2.
+ Khung 3: phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, áp dụng đối với
người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 3.
+ Khung
4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội có một
trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 4.
Ngoài hình phạt chính, người phạm
tội còn có thể bị áp dụng một trong số các hình phạt bổ sung là: phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét